Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ m
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ m
Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường
Trong các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đã xác định vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25-6-1998 đã xác định: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân”. Và Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tư vấn, phản biện và giám định xã hội” đã xác định vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện các chính sách, các kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam
Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam ngày càng phát triển. Về tổ chức xã hội-nghề nghiệp, hiện có khoảng trên 40 hội và hàng trăm trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Các tổ chức này đã đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường, như Luật Bảo vệ môi trường, Kế hoạch Hành động đa dạng sinh học, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia,... đã thực hiện nhiều hoạt động tại các địa phương trong cả nước, thông qua các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển trong các lĩnh vực sản xuất, xã hội và bảo vệ môi trường. Thí dụ, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện nhiều dự án bảo vệ rừng và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
Các tổ chức chính trị - xã hội, như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có hệ thống tổ chức từ trung ương tới cơ sở, nên phát huy được vai trò quan trọng trong việc huy động hội viên cùng nhân dân địa phương thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
Khung VII.1. Người Mông bảo tồn loài, giống thú rừng
Người Mông rất có ý thức bảo tồn loài giống thú rừng. ý thức đó do được rèn luyện, giáo dục mà có và đã trở thành tự giác. Khi đi săn dù trong nhà cần thức ăn, nhưng nếu gặp con hoẵng chửa, lợn rừng chửa, thì họ không bắn chúng bao giờ. Nếu chẳng may bắn phải chúng, họ phải làm lễ cúng và ân hận suốt đời.
Theo lời kể của bà Giàng Thị Tráng, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ Bát Xát,
Lào Cai, Trung tâm Dân số, Xã hội và Môi trường (CPSE), 1998
Cộng đồng địa phương là nguồn đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các dự án đầu tư, là người thực hiện, người kiểm tra giám sát việc thực hiện, triển khai các dự án, các chủ trương chính sách tại địa phương, tại cộng đồng. Cộng đồng địa phương cũng là cơ sở để thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, thực hiện chủ trương dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, phát huy dân chủ từ cơ sở [17].
Truyền thống bảo vệ thiên nhiên của các cộng đồng
Trong lịch sử phát triển của đất nước, các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam đã có truyền thống lâu đời trong việc sống hài hoà với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vừa bảo tồn thiên nhiên vừa khai thác một cách hợp lý. Trong bảo vệ rừng và sử dụng bền vững tài nguyên, cộng đồng đã có nhiều kinh nghiệm, tri thức bản địa và nhiều phương pháp sáng tạo, trong đó có việc quy định các hương ước.
Hương ước do nhân dân địa phương tự nguyện quy định và thi hành, nhằm bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lý, giữ gìn đa dạng sinh học cho thế hệ đang sống và các thế hệ tương lai. Những quy định về môi trường trong các hương ước đã góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân trong cộng đồng làng xã.
Trong quy định của một tổ ở bản Hợp Thành, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, thuộc khu đệm của Vườn quốc gia Pù Mát, có ghi một điều: “không bắn vượn, mang, nếu chúng mắc bẫy thì phải thả ra”.
Theo lời kể của cụ Triệu Văn Quan (1967) tại làng Beng, một làng người Dao ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, thì khi trong bản bắn được một con nai, người trực tiếp bắn nai chỉ được hưởng một cái đùi trước của con nai để trả công săn bắn, còn toàn bộ phần còn lại thuộc về cộng đồng, vì cả cộng đồng đã góp phần bảo vệ rừng và bảo vệ nai. Số nai được bắn mỗi năm tối đa chỉ là 3 con. Khi con nai thứ 3 bị bắn rồi, cả bản sẽ làm lễ kết thúc mùa bắn nai trong năm đó. Ai vi phạm sẽ bị làng phạt rất nặng.
Có những cộng đồng đã vận dụng hương ước thành quy ước bảo vệ môi trường. Quy ước bảo vệ môi trường quy định cụ thể những gì được làm, những gì không được làm và cách thức cộng đồng xử lý vi phạm. Các quy ước bảo vệ môi trường rất đa dạng, và phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Quy ước bảo vệ môi trường còn được sử dụng trong xây dựng làng văn hóa. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa được phổ biến rộng khắp. Làng văn hoá nào, trong quy ước cũng có quy định giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp, như làng văn hóa Bản Chanh, huyện Văn Chấn, làng văn hóa của dân tộc Thái, thị xã Nghĩa Lộ, với những con đường làng sạch sẽ rợp bóng hoa ban trắng.
Bên cạnh các hương ước, nhiều cộng đồng còn áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như xây dựng mạng lưới của cộng đồng bảo vệ rừng để hỗ trợ hoạt động của kiểm lâm. Hoạt động chính của mạng lưới là tuyên truyền giáo dục, phát hiện sự cố, thông tin với các cấp lãnh đạo và các ngành chuyên môn, tham gia xử lý, giải quyết sự cố. Các cộng đồng đã phát huy phong tục, tập quán bảo vệ rừng ở địa phương. ở miền núi, nơi gắn bó nhiều với rừng và thiên nhiên, các sản phẩm từ rừng, từ thiên nhiên đều mang nét văn hóa đặc trưng đối với mỗi dân tộc. Rừng thiêng, các cây gỗ quý tạo thêm nguồn sức mạnh cho các dân tộc Êđê, Gia Lai. Có các loại cây rừng chuyên được dùng làm tang trống đã tạo nên tiếng trống đặc trưng của dân tộc Thái, người dân xã Mường Mùn - Lai Châu rất trân trọng, giữ gìn và tự hào về khu rừng hiện còn 20 cây gỗ pơ mu đường kính từ 1,5 - 2m, cao từ 30 - 40m. Trong điều kiện hiện nay khi tốc độ dân số đang tăng lên, sức ép với tài nguyên thiên nhiên càng lớn, những phong tục tập quán tốt trong việc bảo vệ rừng cần được phát huy, phổ biến rộng rãi.
Trong các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đã xác định vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25-6-1998 đã xác định: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân”. Và Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tư vấn, phản biện và giám định xã hội” đã xác định vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện các chính sách, các kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam
Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam ngày càng phát triển. Về tổ chức xã hội-nghề nghiệp, hiện có khoảng trên 40 hội và hàng trăm trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Các tổ chức này đã đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường, như Luật Bảo vệ môi trường, Kế hoạch Hành động đa dạng sinh học, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia,... đã thực hiện nhiều hoạt động tại các địa phương trong cả nước, thông qua các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển trong các lĩnh vực sản xuất, xã hội và bảo vệ môi trường. Thí dụ, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện nhiều dự án bảo vệ rừng và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
Các tổ chức chính trị - xã hội, như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có hệ thống tổ chức từ trung ương tới cơ sở, nên phát huy được vai trò quan trọng trong việc huy động hội viên cùng nhân dân địa phương thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
Khung VII.1. Người Mông bảo tồn loài, giống thú rừng
Người Mông rất có ý thức bảo tồn loài giống thú rừng. ý thức đó do được rèn luyện, giáo dục mà có và đã trở thành tự giác. Khi đi săn dù trong nhà cần thức ăn, nhưng nếu gặp con hoẵng chửa, lợn rừng chửa, thì họ không bắn chúng bao giờ. Nếu chẳng may bắn phải chúng, họ phải làm lễ cúng và ân hận suốt đời.
Theo lời kể của bà Giàng Thị Tráng, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ Bát Xát,
Lào Cai, Trung tâm Dân số, Xã hội và Môi trường (CPSE), 1998
Cộng đồng địa phương là nguồn đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các dự án đầu tư, là người thực hiện, người kiểm tra giám sát việc thực hiện, triển khai các dự án, các chủ trương chính sách tại địa phương, tại cộng đồng. Cộng đồng địa phương cũng là cơ sở để thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, thực hiện chủ trương dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, phát huy dân chủ từ cơ sở [17].
Truyền thống bảo vệ thiên nhiên của các cộng đồng
Trong lịch sử phát triển của đất nước, các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam đã có truyền thống lâu đời trong việc sống hài hoà với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vừa bảo tồn thiên nhiên vừa khai thác một cách hợp lý. Trong bảo vệ rừng và sử dụng bền vững tài nguyên, cộng đồng đã có nhiều kinh nghiệm, tri thức bản địa và nhiều phương pháp sáng tạo, trong đó có việc quy định các hương ước.
Hương ước do nhân dân địa phương tự nguyện quy định và thi hành, nhằm bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lý, giữ gìn đa dạng sinh học cho thế hệ đang sống và các thế hệ tương lai. Những quy định về môi trường trong các hương ước đã góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân trong cộng đồng làng xã.
Trong quy định của một tổ ở bản Hợp Thành, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, thuộc khu đệm của Vườn quốc gia Pù Mát, có ghi một điều: “không bắn vượn, mang, nếu chúng mắc bẫy thì phải thả ra”.
Theo lời kể của cụ Triệu Văn Quan (1967) tại làng Beng, một làng người Dao ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, thì khi trong bản bắn được một con nai, người trực tiếp bắn nai chỉ được hưởng một cái đùi trước của con nai để trả công săn bắn, còn toàn bộ phần còn lại thuộc về cộng đồng, vì cả cộng đồng đã góp phần bảo vệ rừng và bảo vệ nai. Số nai được bắn mỗi năm tối đa chỉ là 3 con. Khi con nai thứ 3 bị bắn rồi, cả bản sẽ làm lễ kết thúc mùa bắn nai trong năm đó. Ai vi phạm sẽ bị làng phạt rất nặng.
Có những cộng đồng đã vận dụng hương ước thành quy ước bảo vệ môi trường. Quy ước bảo vệ môi trường quy định cụ thể những gì được làm, những gì không được làm và cách thức cộng đồng xử lý vi phạm. Các quy ước bảo vệ môi trường rất đa dạng, và phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Quy ước bảo vệ môi trường còn được sử dụng trong xây dựng làng văn hóa. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa được phổ biến rộng khắp. Làng văn hoá nào, trong quy ước cũng có quy định giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp, như làng văn hóa Bản Chanh, huyện Văn Chấn, làng văn hóa của dân tộc Thái, thị xã Nghĩa Lộ, với những con đường làng sạch sẽ rợp bóng hoa ban trắng.
Bên cạnh các hương ước, nhiều cộng đồng còn áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như xây dựng mạng lưới của cộng đồng bảo vệ rừng để hỗ trợ hoạt động của kiểm lâm. Hoạt động chính của mạng lưới là tuyên truyền giáo dục, phát hiện sự cố, thông tin với các cấp lãnh đạo và các ngành chuyên môn, tham gia xử lý, giải quyết sự cố. Các cộng đồng đã phát huy phong tục, tập quán bảo vệ rừng ở địa phương. ở miền núi, nơi gắn bó nhiều với rừng và thiên nhiên, các sản phẩm từ rừng, từ thiên nhiên đều mang nét văn hóa đặc trưng đối với mỗi dân tộc. Rừng thiêng, các cây gỗ quý tạo thêm nguồn sức mạnh cho các dân tộc Êđê, Gia Lai. Có các loại cây rừng chuyên được dùng làm tang trống đã tạo nên tiếng trống đặc trưng của dân tộc Thái, người dân xã Mường Mùn - Lai Châu rất trân trọng, giữ gìn và tự hào về khu rừng hiện còn 20 cây gỗ pơ mu đường kính từ 1,5 - 2m, cao từ 30 - 40m. Trong điều kiện hiện nay khi tốc độ dân số đang tăng lên, sức ép với tài nguyên thiên nhiên càng lớn, những phong tục tập quán tốt trong việc bảo vệ rừng cần được phát huy, phổ biến rộng rãi.
ktmt12- Còn non
- Tổng số bài gửi : 3
Quê quán! : KTCN
Công ty : KTCN
Sở thích : Ăn chơi xa đọa
Registration date : 19/05/2007
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết